hoàng anh đất xanh đà lạt - Nằm ngay bên chân đèo Prenn – cửa ngõ vào thành phố, trên quốc lộ 20 từ Sài Gòn lên Ðà Lạt. Tên Prenn – theo tiếng Chăm có nghĩa là “vùng xâm chiếm”, còn các dân tộc bản địa như Lạt, Chil, Sre lại gọi kẻ xâm lăng là “người Prenn”.
Thác Prenn
Khu du lịch thác Prenn nằm sát ngay bên cạnh quốc lộ 20, dưới chân đèo Prenn, gần cửa ngỏ vào thành phố Đà Lạt, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 10km về hướng nam.
Ngày xưa, phía trên thác Prenn có buôn Prền nên thác mang tên gọi phổ biến là Prenn. Người Lạch gọi thác Prenn là Liang Tarding
Thác Prenn cao 9m, rộng 20m, nằm trên dòng suối Prenn (Da Prenn). Từ trên cao, nước đổ qua một vòm đá huyền vũ (bazan), rơi xuống trải đều như một bức rèm trắng xoá đẹp tựa như mái tóc của nàng tiên.
Ngày xưa, phía trên thác Prenn có buôn Prền nên thác mang tên gọi phổ biến là Prenn. Người Lạch gọi thác Prenn là Liang Tarding
Thác Prenn cao 9m, rộng 20m, nằm trên dòng suối Prenn (Da Prenn). Từ trên cao, nước đổ qua một vòm đá huyền vũ (bazan), rơi xuống trải đều như một bức rèm trắng xoá đẹp tựa như mái tóc của nàng tiên.
Một góc thiên nhiên tại thác Prenn
Chiếc cầu nhỏ phía sau thác Prenn
khách sạn phố núi đà lạt - Du khách đến tham quan thác Prenn thích thú đi qua chiếc cầu nhỏ bắc phía sau thác, để mặc cho bụi nước tung toé bám vào người, mang lại một cảm giác sảng khoái đặc biệt - cảm giác của con người hoà mình với thiên nhiên.
Một bức màn nước thật ấn tượng và sinh động
Một bức màn nước, từ trên các tảng đá đổ xuống và từ dưới trông lên cứ như từ trên trời đổ xuống nên người Sài Gòn đã gọi tên thác là Thiên Sa, những giọt nước như những hạt ngọc lấp lánh buông mình từ độ cao gần 10m xuống thung lũng nhỏ đã được chỉnh sửa thành vườn hoa mà từ đây có nhiều lối mòn xen cỏ và hoa dẫn lên các đồi thông thoáng đãng chung quanh.
Trong những năm 1960, thác Prenn có một vườn thú nhỏ với voi, cọp, gấu, hươu, nai, khỉ, trăn, công,…Du khách có thể men theo những lối nhỏ để đến vườn thú, vườn lan hay thư thả dạo hoa viên ngắm nhìn muôn hoa khoe sắc, những căn chòi xinh xinh trên ngọn cây hoặc đung đưa cùng cây cầu treo bắc ngang dòng suối nhỏ.
Một góc nhìn đặc biệt từ những tảng đá lớn
Từ năm 1998 đến nay, Prenn được đầu tư mạnh nên đang là điểm ăn khách. Trong khuôn viên thác có cầu treo dân tộc, có hồ nuôi cá sấu, có một ít thú như gấu ngựa, cá sấu, thuyền chèo cao su. Từ Tết năm 2003, nơi đây có thêm đền thờ Âu Lạc (dựa theo truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ) ở phía trên đồi cao để khách tham quan, dâng hương. Ðặc biệt với hệ thống cáp treo, du khách có thể lướt ngang qua dòng thác trong cảm giác phiêu bồng. Ðến thác Prenn, du khách còn được tham gia những trò chơi của người bản xứ: bắn nỏ, bắn tên, uống rượu cần.
Dòng nước chảy mạnh tạo lên bọt tung trắng xóa
Hiện nay, Khu du lịch thác Prenn rộng 160ha, trong đó rừng thông và rừng nguyên sinh chiếm 90% diện tích, đã được Công ty cổ phần dịch vụ du lịch tôn tạo, xây dựng cáp treo tự hành xuyên thác, cầu mây treo qua suối, nhà sàn, chòi trên ngọn cây, phòng tranh thêu lụa, quầy hàng lưu niệm, tổ chức biểu diễn nhạc dân tộc Tây Nguyên, bơi thuyền thể thao, các trò chơi dân tộc,… Nhà hàng phục vụ khách hàng theo yêu cầu, đặc biệt món cháo cá.
Một góc nhỏ xinh xắn với cảnh vật trang trí thật độc đáo
Prenn có một món đặc sản nổi tiếng là món cháo cá lóc. Cá được róc bỏ xương, ăn với mù tạt (món ăn truyền thống của người Nhật Bản) tạo cho du khách một cảm giác khó quên. Chỉ cần 160.000đ, một nhóm du khách khoảng 4-6 người đã có thể dùng bữa cháo cá lóc bên dòng thác chảy róc rách.
Ở phía đông thác Prenn có quần thể đền thờ Âu Lạc thờ vọng các vua Hùng toạ lạc trên một ngọn đồi có thế “voi phục, hổ quỳ”. Đây là mô hình du lịch mới: du lịch sinh thái kết hợp với trở về cội nguồn dân tộc. Đền thờ được khánh thành ngày 10 tháng 3 năm Giáp Thân (2004) gồm có: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng phỏng theo các ngôi đền thờ ngoài đất Tổ ở Phú Thọ.
Ở phía đông thác Prenn có quần thể đền thờ Âu Lạc thờ vọng các vua Hùng toạ lạc trên một ngọn đồi có thế “voi phục, hổ quỳ”. Đây là mô hình du lịch mới: du lịch sinh thái kết hợp với trở về cội nguồn dân tộc. Đền thờ được khánh thành ngày 10 tháng 3 năm Giáp Thân (2004) gồm có: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng phỏng theo các ngôi đền thờ ngoài đất Tổ ở Phú Thọ.
Tảng đá khắc tên thác Prenn , một cách ghi dấu đặc biệt
Từ thác Prenn, du khách có thể đi bộ hay thuê xe UAZ chạy trên con đường ngoằn ngoèo đến đền Hạ, rồi đi bộ lên đền Trung, đền thờ thần lúa và đền Thượng. Đất, nước, bát nhang thờ trong đền đều được xin về từ đền Hùng. 100 viên đá tượng trưng cho 100 quả trứng mang từ Ninh Thuận lên được đặt bên tượng đài Lạc Long Quân - Âu Cơ.
Gần đền Thượng có Giếng Ngọc, nước rất trong và một tảng đá to có hình thù cái chiêng, phát ra âm thanh như tiếng chuông. Đứng trên đền Thượng, du khách phóng tầm mắt nhìn về núi Voi tận hưởng phong cảnh hữu tình của vùng ngoại ô thành phố Đà Lạt. Từ đền Thượng, du khách bước xuống hàng trăm bậc cấp đến công viên Âu Lạc.
Du lịch tây bắc hà giang
Trả lờiXóa