Du lịch 24 đặt phòng khách sạn giá rẻ

728x90 AdSpace

Latest News

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Ngũ Hành Sơn Đà nẵng - không chỉ là danh thắng

Những hang động kỳ bí, những ngôi chùa thâm nghiêm, những lối mòn đầy hoa đại, những bậc thang khắc vết thời gian,… đã tạo nên sức hấp dẫn kỳ diệu cho Non Nước – Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. 


 Ngũ Hành Sơn Đà nẵng  chốn danh thắng vừa có sự kết hợp nhẹ nhàng của cỏ cây hoa lá, những khóc khuất kín đáo trầm lắng của các hang động, chùa chiền, vừa có sự phô diễn đầy bất ngờ của những ngọn núi cao. Ngũ Hành Sơn chính là phong cảnh kỳ vĩ của núi sông giữa một khoảng không gian lộng gió. 

 Với địa hình núi cát tơ đá vôi nhiệt đới qua hàng triệu năm bị phong hóa và thủy phân rồi tạo thành các khối đá bị cắt xẻ thành vách đứng mang nhiều hình thù kỳ thú, tạo cho danh thắng Ngũ Hành Sơn một nét đẹp hài hòa đầy chất thơ. 

>> furama villa đà nẵng  

Trên một vùng đất rộng gần 2 km2 có gần 20 hang động, trong đó có nhiều động mở như: Vân Thông, Huyền Không, có kiểu động kín như: động Âm phủ,… Tất cả đều được sắp đặt một cách hài hòa, cân xứng bởi bàn tay của tạo hóa, tạo nên vẻ đẹp hoang sơ mà cổ kính.

>> Khách sạn a la carte đà nẵng | osaka village đà lạt

Ngũ Hành Sơn Đà nẵng - không chỉ là danh thắng. Ảnh Internet 

Truyền thuyết về núi “Ngũ Hành”

Trước kia, Ngũ Hành Sơn là vùng biển hoang vu. Do quá trình biến đổi địa chất, biển ngày một lùi xa, đồng bằng Quảng Nam – Đà Nẵng dần được bồi tụ. Trong truyền thuyết về sự hình thành Ngũ Hành Sơn, cuộc chuyển giao giữa đất và nước được mường tượng như hình ảnh quả trứng khổng lồ tách vỏ thành 5 ngọn núi. 

Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí, Ngũ Hành Sơn thuộc xã Hòa Khuê Đông Bắc và Làng Quán Khái, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay là làng Non Nước – quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), hướng Tây Ngũ Hành Sơn tiếp giáp với sông Trường Giang, phía Đông ăn ra biển.

Nếu du khách có dịp đứng trên Vọng Giang Đài, một lần được thu vào tận mắt Non Nước – Ngũ Hành Sơn mới thật thỏa nguyện.

Đứng trên Vọng Giang Đài du khách sẽ được nhìn ngắm toàn cảnh Non nước - Ngủ Hành Sơn và một vùng làng quê trù phú. Ảnh Internet

Dù thời gian cứ trôi đi và cảnh vật nơi đây cũng có nhiều thay đổi, nhưng bên dòng sông Cổ Cò vẫn còn lưu giữ dấu tích Bến Ngự và trụ neo thuyền của vua Minh Mạng sau những lần vãn cảnh đến đây. Chính vị vua này đã đặt tên cho 5 ngọn núi theo thuyết ngũ hành. 

Và cũng thật ngẫu nhiên, thế núi lại tương đồng với quan niệm triết học và nhân sinh phương Đông: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ tương đương với đạo Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín. Bởi lẽ đó, tên núi Ngũ Hành Sơn đã tạo thành ý nghĩa thật cao rộng và sâu xa. Một thi nhân xưa đứng trước cảnh thiên nhiên Ngũ Hành Sơn đã xúc động mà thốt lên rằng: “Núi thấp hơn hết mà danh cao hơn hết”, và chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng đã từng luận câu thơ trên là tuyệt diệu.

Một không gian thưỡng ngoạn thi vị

Ngũ Hành Sơn được ví như hòn non bộ khổng lồ, quà tặng quý hiếm mà tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho người dân Đà Nẵng, không những là biểu tượng văn hóa trong tâm thức của mỗi người con Đà Nẵng mà còn là biểu trưng cho quan niệm triết học và nhân sinh phương Đông, điểm dừng chân hấp dẫn của du khách khi đến thành phố biển xinh đẹp này.

Nghe tiếng chuông chùa ở lưng chừng núi đang lan xa, hòa vào tiếng sóng trên biển Non Nước trong bầu không khí trang nghiêm và sâu lắng, du khách như lạc vào cõi thiên thai kỳ bí mà chẳng kém phần mê hoặc. Từ bậc đế vương đến tao nhân mặc khách đều mốn thỏa lòng chiêm ngưỡng danh thắng này.

Vị vua sùng nho giáo - Minh Mạng, trong 12 năm đã 3 lần ngự “khuê non bộ” thiên tạo khổng lồ Ngũ Hành Sơn. Vị hoàng đế có tâm hồn phóng khoáng và phong độ hào hoa ấy đã cho khắc tên từng ngọn núi vào vách đá rồi lưu bút đề danh khắp ngọn Thủy Sơn. Cũng bởi vậy mà ngọn Thủy Sơn luôn là tâm điểm thu hút du khách.

Du ngoạn Thủy Sơn là hành trình kết nối chùa chiền và hang động. Cảnh trí của ngọn núi này luôn gợi tưởng cõi tâm linh tín ngưỡng của con người, đồng thời tạo dựng không gian thưởng ngoạn và cầu nguyện thật kỳ thú.

Cửa động Hoa Nghiêm phía sau Ngôi cổ tự Tam Thai lung linh, huyền ảo. Ảnh Internet

Bắt đầu hành trình, du khách có thể đến thăm chùa Tam Thai, ngôi chùa được xem là cổ nhất ở đây. Theo thư tịch và bút ký trong chùa, chùa Tam Thai được khởi dựng từ thời đô thị cổ Hội An mới hình thành. Cuối thế kỷ XVII, thiền sư Hoàng Liên thuộc dòng Thiền tào động Trung Hoa sang Đại Việt đã trụ trì và lập đạo tràng tại chùa Tam Thai. 

Trước kia, chùa thờ phật Di Lặc, vị phật thứ 5 trong hiền kiếp, hiện thân của ước nguyện thái bình. Sau những biến cố giao tranh binh hỏa trong nhiều thế kỷ, cảnh quan của danh lam đã bị thay đổi khá nhiều. Thế nhưng, trong chùa hiện vẫn còn lưu giữ được tấm biển “Tam Thai tự”, tấm kim bài hình trái tim lửa, khắc theo ngự bút của vua Minh Mạng với nội dung ngợi ca phật pháp vô lượng, từ bi phổ độ chúng sinh. 

Dưới triều Nguyễn, chùa Tam Thai được sắc chỉ là Quốc tự, các quy định về giáo phẩm, tăng đồ, kinh sắc,… của chùa đều được Nhà nước phong kiến lưu tâm.


Sau chùa Tam Thai, du khách sẽ ghé thăm động Hoa Nghiêm, nơi thờ vị Quán Thế Âm còn lưu bia ký “Phổ đà sơn minh trung phật tự” ghi lại việc trùng tu tôn tạo các ngôi chùa ở Non Nước – Ngũ Hành Sơn vào thế kỷ XVII. 

Tiếp đến là hành trình khám phá vẻ đẹp kỳ bí của động Huyền Không, hang động được ngợi ca trong ký sự của đại sư Thích Đại Sán thế kỷ XVII và Đại Nam Nhất Thống Chí thế kỷ XIX. Không gian động Huyền Không được hợp thành bởi vách đá, vòm hang, am miếu, thạch nhũ,… là nơi thích hợp cho tĩnh tâm luyện khí, ẩn mình dưới nắng sớm trong sương của những ai chí tâm hành đạo. 

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, động là nơi ghi dấu những chiến công của anh hùng Phan Hành Sơn. Cũng tại đây đội nữ pháo binh Hòa Vang đã dùng 22 quả đạn cối 82, tiêu diệt 19 máy bay của giặc Mỹ đêm ngày 15/04/1972.

Huyền Không là hang động khá độc đáo, nơi rất phù hợp cho những người có chí tâm hành đạo. Ảnh Internet

Động Âm phủ, nơi in đậm dấu ấn về truyền thuyết vua Minh Mạng cho quân thám sát độ dài hang động. Trong lần thăm dò ấy, quân lính đã thắp tàn 12 bó đuốc mà vẫn chưa tới đáy hang,… Không chỉ hấp dẫn bởi phong cảnh trữ tình, đã từ lâu phong cảnh Ngũ Hành Sơn còn trở thành đề tài thi ca bất tận cho các thi nhân, mặc khách. 

Nhiều câu thơ tả Non Nước - Ngũ Hành Sơn đã ra đời, trong đó có 2 câu thơ đã trở nên nổi tiêng: “Núi chen sắc đá khơi màu gấm - Chùa nức hơi hương khói lộn mây” (lời thơ ngâm vinh của bà Bang Nhãn).

Dấu tích của Vọng Giang Đài còn lưu giữ tại bia đá dựng năm Minh Mạng thứ 18. Từ trên đỉnh Giang Đài, phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể bao quát vùng làng quê, đồng ruộng Quảng - Đà rộng lớn bên những dòng sông huyền thoại như Cổ Cò, sông Hàn, sông Cẩm Lệ,…

Cùng với phong cảnh núi non, chùa chiền, làng đá Non Nước còn được biết đến bởi những tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch nhiều màu sắc. Nghệ thuật mỹ nghệ đá cẩm thạch ở làng đá Non Nước đạt đến độ tinh xảo. Từ chất liệu thô cứng vô hồn, qua bàn tay kỳ công trau chuốt của các nghệ nhân bỗng trở nên mềm mại, linh động muôn hình muôn vẻ.

Non nước - Ngũ Hành Sơn còn lưu giữ và phát triển làng nghề điêu khắc đá truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước. Ảnh Internet

Ngũ Hành Sơn, danh thắng được kết hợp hài hòa giữa núi non- chùa chiền- bờ biển, đọng lại ấn tượng trong những bức điêu khắc bằng đá sinh động. Cảnh quan Ngũ Hành Sơn được sắp đặt bởi ý niệm lưỡng phân và tương hợp, âm và dương đối đãi giao hòa. Tất cả hòa quyện vào nhau, tạo nên một Non Nước - Ngũ Hành Sơn sinh động lạ kỳ như có tâm hồn và tính cách vậy.
Ngũ Hành Sơn Đà nẵng - không chỉ là danh thắng
  • Title : Ngũ Hành Sơn Đà nẵng - không chỉ là danh thắng
  • Posted by :
  • Date : 11:59
  • Labels :
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Top