Đền thờ ông bà chủ chợ -
Đỗ Công Tường
Bấy lâu nay, câu hỏi băn
khoăn của nhiều du khách “Vì sao đền thờ ông bà Đỗ Công Tường ở Đồng Tháp lại
đông người du lịch đến thế?” vẫn là câu hỏi thường trực và câu trả lời vẫn còn
nhiều bỏ ngỏ. Bởi sự thu hút của địa danh du lịch này không chỉ là vẻ đẹp kiến
trúc mà còn thấp thoáng đâu đó ẩn ý của một vẻ đẹp tâm linh đầy tính nhân văn.
Đền thờ ông bà Đỗ Công
Tường tọa lạc tại đường Lê Lợi, phường 2, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Với vị
trí thuận lợi, đền thờ ông bà Đỗ Công Tường gần 2 thế kỷ qua vẫn nằm nổi bật và
trang nghiêm giữa trung tâm thành phố; quanh năm hương khói, tràn ngập tiếng
bước chân viếng thăm của hàng trăm ngàn lượt khách du lịch trên mọi miền đất
nước.
Trở lại với câu hỏi “Vì
sao nơi này lại hấp dẫn khách tham quan” (nhất là vào ngày vía ông bà Đỗ Công
Tường, ngày 16-17 tháng 3 âm lịch hoặc ngày 9-10 tháng 6 âm lịch). Thứ nhất, vì
chính ông Đỗ Công Tường là người làm nên tiếng thơm, sự phồn vinh cho vùng đất
Cao Lãnh ngày nay; du khách tin rằng, khi đến viếng đền thờ họ sẽ được nhận nhiều
phúc lành, làm ăn phát đạt. Theo đó, trước đây, ông Đỗ Công Tường vốn xuất thân
là người miền Trung, vào lập nghiệp tại vùng đất Đồng Tháp. Ông và vợ sau thời
gian khai khẩn đất hoang, ngày đêm trồng trọt thì đã được đền đáp bằng cách thu
lại nhiều quả ngọt. Họ bắt đầu buôn bán, trao đổi các loại trái cây. Dần dần,
người dân tụ tập lại thành chợ để buôn bán các mặt hàng nông sản thơm ngon này
và để tri ân, người ta gọi ông bà Đỗ Công Tường là ông bà Chủ Chợ. Rồi với sự
yêu thương, tín nhiệm của dân làng, ông Đỗ Công Tường còn được chọn giữ chức
Câu đương – chuyên giải quyết các vụ việc trong làng.
Lý do thứ hai để đền thờ
ông bà Chủ Chợ đến nay vẫn tấp nập người thăm là do người ta tin rằng, ý nghĩa
tâm linh ở đền thờ này sẽ giúp họ đạt được nhiều ước mơ tốt đẹp trong cuộc
sống, giúp gắn kết tình thân, giúp an ủi những tâm hồn muốn tìm đến sự bình
yên. Theo đó, vào năm 1820, một trận dịch tả dữ dội ở Cao Lãnh đã cướp đi rất
nhiều sinh mạng của người dân trong vùng. Xót xa trước hoàn cảnh mà người dân
phải chịu, ông bà Đỗ Công Tường đã cầu khấn đất trời cho mình được chết thay để
người dân trong vùng có được bình yên. Như nghe thấy lời khẩn cầu của đôi vợ
chồng lương thiện, thời gian sau đó dịch bệnh cũng chấm dứt tại ngôi làng và
ông bà Đỗ Công Tường cũng qua đời. Từ đó, người dân lập miếu thờ ông bà như để
tưởng nhớ tấm lòng hy sinh vì người khác của hai vợ chồng. Vinh dự hơn, cuối
năm 1963, vua Bảo Đại đã sắc phong cho ông bà Đỗ Công Tường là Dực bảo trung
hưng linh phù chi thần.
Và cuối cùng, lý do thứ
ba làm cho đền thờ ông bà Đỗ Công Tường luôn luôn thu hút du khách chính là vẻ
đẹp kiến trúc của đền thờ. Cổng đền thờ là cổng tam quan bệ vệ, cùng đường nét
kiến trúc tinh xảo đậm chất miền Tây Nam Bộ. Sau cổng tam quan là không gian
sân đền thờ rộng rãi, với những pho tượng sư tử có nét mặt oai vệ như luôn sẵn
sàng xua đuổi tà ma, mang lại điềm lành, bình yên cho người ghé đến.
Bên trong đền thờ là
tổng hòa của một lối kiến trúc đặc sắc chỉ có ở đền thờ ông bà Đỗ Công Tường.
Đền thờ được chia làm nhà chính và nhà phụ. Ở nhà chính có tấm bia ghi công
tích của ông bà đứng trang nghiêm như tấm bình phong che chắn cho chính điện.
Khuôn viên chính điện lại được chia thành nhiều gian nhỏ, mỗi gian thờ các vị
thần khác nhau. Tuy nhiên gian nào cũng đều được chạm khắc, trang trí rất công
phu, đều toát lên vẻ uy nghi, linh thiêng đáng cuối chào. Năm 2001, đền thờ ông
bà Đỗ Công Tường đã được tỉnh ủy Đồng Tháp xếp hạng là di tích cấp tỉnh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét