Phan Rang không chỉ nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên đáng ngưỡng mộ như Nam Cương, hay Cà Ná, hay vườn quốc gia Núi Chúa mà còn được người ta yêu thích bởi nhiều nét đpẹ văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc được lưu truyền tại đây.
Nếu đi từ trung tâm thành phố Phan Rang về phía Nam khoảng 7 cây số, bạn sẽ tới huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, nơi đang tọa lạc một làng nghề làm gốm có từ xa xưa khi mà người Chăm còn sinh sống tại đây, và tồn tại cho đến ngày nay.
Thường thì những làng gốm nổi tiếng ở trên nước ta như Bát Tràng sẽ có một đặc điểm là họ làm gốm theo khuôn mẫu, thì ngược lại ở làng gốm Bàu Trúc , người ta lại không làm theo khuôn. Điều này khiến cho sản phẩm ở Bàu Trúc không được tinh xảo nhưng nó lại có nét đặc trưng riêng, tạo nên sức hấp dẫn riêng mà không nơi nào có được. Nghề gốm ở Bàu Trúc chủ yếu là thủ công, phụ thuộc vào đôi bàn tay thành thục, điêu luyện của con người. Người này dạy người kia, người đi trước truyền lại cho người theo sau rồi cứ như thế lưu truyền nghề gốm qua bao tháng năm mà không hề bị phai nhạt.
Ảnh: Internet |
Nguyên liệu chính của gốm nơi đây là loại đất sét đặc biệt lấy từ sông Quao gần đó. Đất sét được lấy về sẽ được đem giã cho nhỏ và nhuyễn rồi đem trộn với một lượng cát theo tỉ lệ nhất định. Sau đó, họ đặt lên trên một cái lu được úp ngược và bắt đầu đi vòng quanh nó, vừa đi vừa làm (khác với những nơi khác chỉ cần ngồi trên bàn xoay và làm). Chính điểm này làm nên nét độc đáo của việc làm gốm nơi đây, một phong cách thủ công đúng nghĩa. Nếu là thợ chuyên nghiệp thì thường chỉ cần từ 5 đến 10 phút là cho ra một sản phẩm.
Một người thợ đang làm gốm bên chiếc lu. Ảnh: Internet |
Tiếp theo là công đoạn nung. Khác với những nơi khác họ nung gốm trong lò, ở Bàu Trúc người ta chỉ toàn nung lộ thiên, được đốt bằng rơm ra là chủ yếu. Chính vì nung lộ thiên và với điều kiện này chỉ cho ra tỷ lệ thành phẩm từ 80 đến 95%. Màu gốm cho ra cũng không đều màu và khác nhau hoàn toàn và vô tình tạo cho mỗi sản phẩm khác nét độc đáo riêng ,không cái nào giống cái nào.
Hầu hết tất cả mọi người từ già, trẻ, gái, trai ở đây đều biết làm gốm từ sớm, chủ yếu là những sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt thường ngày. Ở Bàu Trúc là nơi tập trung đông đảo người Chăm sinh hoạt với hơn 400 hộ gia đình, và chủ yếu làm nghề dệt và làm gốm là chủ yếu. Đời sống ở đây vẫn còn khá khó khăn vì thiên nhiên không cho phép nhưng họ vẫn hết mực yêu quý nghề truyền thống của mình và xem làm gốm như là sinh mệnh của mình chứ không chỉ đơn thuần là một cái nghề.
Ảnh: Flickr |
Làng gốm bàu Trúc từng được xem là một trong những làng gốm lâu đời bậc nhất của Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Với những giá trị tinh thần sâu sắc cũng như tình yêu gốm đặc biệt của người dân nơi đây, hi vọng trong tương lai gần nghề gốm sẽ được chú trọng quan tâm và phát triển hơn nữa, nhất là về du lịch, để mọi người có thể đến và tìm hiểu nét đẹp văn hóa này của dân tộc.
Ảnh: Internet |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét