Tháp Phú Lốc – Tháp đẹp
chốn An Nhơn
( khách sạn sài gòn quy nhơn )Nếu
du khách đang bon bon trên chuyến xe tiến về vùng Bình Định, hãy lắng nghe bên
tai mình đang có lời thì thầm mời gọi đến từ ngọn tháp cao ngất ngưỡng vùng
Bình Định – tháp Phú Lốc. Tháp Phú Lốc sẽ vươn mình kiêu hãnh để đón chào du
khách, khoe sắc với du khách bằng nét đẹp lộng lẫy nhất, đồ sộ nhất.
Tháp
Phú Lốc tọa lạc tại làng Phú Thành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnhBình Định. Tháp được xây dựng vào đầu TK XII, được sách Đại Nam nhất thống chí đề
rằng: “Phú Lốc có tháp cổ ở hai thôn Châu Thành và Phú Thành, huyện Phù Cát”. Ghi
chép này đã chứng tỏ Phú Lốc không đơn thuần là một ngọn tháp cổ mà là một quần
thể kiến trúc hoành tráng nhất trong hệ thống tháp cổ ở Bình Định. Chính vì lẽ
đó, không khó hiểu khi tháp Phú Lốc được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật
năm 1995.
Theo
ghi chép lịch sử, tháp Phú Lốc là một ngôi tháp Chăm-pa cổ, đứng sừng sững như
ngọn hải đăng. Tháp Phú Lốc được xây dựng mang đậm phong cách kiến trúc Angkor
của người dân tộc Khmer. Dáng vấp tháp cũng như các tháp khác, nhỏ dần từ dưới
chân tháp lên trên đỉnh, có kết cấu 3 tầng, cùng các cửa chính xoay về hướng
Đông và hệ thống cửa phụ, các cột ốp ở góc của ngôi tháp được xây dựng nhô ra
và để trơn, tinh giản tối đa các họa tiết. Có lẽ tháp Phú Lốc chính là lựa chọn
tiêu biểu cho du khách khi muốn đến tham quan quần thể kiến trúc truyền thống của
nghệ thuật kiến trúc Angkor.
Nhìn
từ xa, tháp Phú Lốc mang hình hài của tòa tháp bình đồ hình vuông, chiều rộng mỗi
chiều là 9,7m, cao 15m. Đồ sộ là thế, nhưng tiến đến gần tháp, du khách sẽ nhận
ra sự tinh tế đến đáng yêu của ngôi tháp. Với các vòm cửa hình lưỡi mác độc đáo
mà không quái ác, chỉ thể hiện sự sắc xảo, mạnh mẽ vốn có của tinh thần dân tộc
Chăm. Và chiều cao của mỗi vòm cửa lên đến 6m. Bao quanh các vòm là các bức phù
điêu trang trí chủ đạo bằng họa tiết hoa cỏ, chim muông. Vẻ đẹp thiên nhiên đó
cũng đi vào các mái tháp, mái tháp được trang trí hoa văn cách điệu, tạo dáng
nhỏ dần và vút lên cao. Ngoài ra, các cửa trên mái tháp cũng được trang hoàn bằng
hoa văn lá lật đặc sắc, có hình xoắn đối xứng nhau.
Và
du khách cũng đừng quên, khi say sưa với tháp Phú Lốc hãy nhớ tận hưởng từng
cơn gió miền Trung thốc vào cơ thể, lúc đó, mùi hương hoang cổ của tháp Phú Lốc
sẽ thấm vào trí nhớ, mang cả hình ảnh, màu sắc, hương thơm của ngọn tháp vào
hành trình du lịch khó quên của du khách. Có thể nói, đến với tháp Phú Lốc là du
khách đang trân trọng một vẻ đẹp kiến trúc còn lại của một nền văn hóa cổ xưa,
đang thực sự biết cách tận hưởng giá trị du lịch của bản thân mình.
Ưu Đàm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét